Hệ thống treo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo các khả năng chuyển động của ô tô bao gồm: Khả năng kéo, khả năng điều khiển dẫn hướng, khả năng vận hành êm dịu.
Ảnh hệ thống treo độc lập
Trong chuyển động các biểu hiện hư hỏng trong hệ thống treo liên quan mật thiết đến các hệ thống dẫn động khác, việc tách riêng ở đây chỉ mang tính phân vùng chẩn đoán, vì vậy cần thiết phải phân tích kỹ các dấu hiệu chẩn đoán để tránh nhầm lẫn. Bài viết chẩn đoán hệ thống treo này giúp người sử dụng sớm phát hiện các hư hỏng để kịp thời khắc phục sửa chữa.
Hệ thống treo trên ô tô bao gồm: bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng, bộ phận giảm chấn, bộ phận ổn định ngang thân xe được chia làm 2 loại chính hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc.
Hệ thống treo phụ thuộc
Hệ thống treo độc lập
Các hư hỏng hệ thống treo bao gồm:
- Bộ phận dẫn hướng:
Mòn các khớp trụ, khớp cầu.
Biến dạng khâu: Đòn giằng, bệ đỡ, bệ xoay, dầm cầu, nhíp lá, quang treo.
Sai lệch các thông số cấu trúc, các chỗ điều chỉnh, vấu giảm va, vấu tăng cứng…
Các hư hỏng này sẽ làm cho bánh xe mất quan hệ động học, động lực học đúng, gây nên mài mòn nhanh lốp xe, mất khả năng ổn định chuyển động, mất tính dẫn hướng của xe…tuỳ theo mức độ hư hỏng mà biểu hiện của rõ nét hay mờ.
- Bộ phận đàn hồi: Giảm độ cứng, bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn, bộ phận đàn hồi gấy do quá tải, vỡ ụ tăng cứng của hệ thống treo, rơ lỏng các liên kết như: quang nhíp, đai kẹt, giá đỡ lò xo…đều gây nên tiếng ồn, xô lệch cầu xe, xe ô tô khó điều khiển, gây nặng tay lái, tăng độ ồn khi xe hoạt động, dễ gây tai nạn giao thông.
- Bộ phận giảm chấn: Mòn bộ đôi xy lanh, pittông, hở phớt bao kín và chảy dầu của giảm chấn, dầu bị biến chất sau một thời gian sử dụng, kẹt van giảm chấn, đôi khi do sự làm việc quá tải, nát cao su các chỗ liên kết. Các hư hỏng của giảm chấn kể trên có thể phát hiện thông qua cảm nhận về độ êm dịu chuyển động, nhiệt độ vỏ ngoài giảm chấn, sự chảy dầu hay đo trên bệ kiểm tra hệ thống treo.
- Bánh xe: có thể coi là một phần trong hệ thống treo, các thay đổi chính trong sử dụng là: áp suất lốp, độ mòn, mất cân bằng …
- Thanh ổn định: hử hỏng chủ yếu là nát gối tựa cao su, giảm độ cứng, hư hỏng các đòn liên kết.
* Các bộ phận kể trên của hệ thống treo có quan hệ chặt chẽ và biểu hiện giống nhau. Để có thể tách biệt các hư hỏng này cần thiết phải có kinh nghiệm hay sử dụng suy luận logic. Trong các biểu hiện trên, biểu hiện có thể dùng làm thông số chẩn đoán hay dùng là:
. Tiếng ồn, gõ ở mọi tốc độ hay ở một vùng tốc độ nào đó.
. Rung động ở khu vực bánh xe hay trong thùng xe.
. Va đập cứng tăng nhiều khi xe chạy qua ổ gà hay trên đường xấu.
. Chiều cao thân xe bị giảm, thân xe bị xệ vênh.
. Giảm khả năng bám dính trên đường.
. Tăng mài mòn lốp, hoặc mài mòn lốp không đều.
. Không có khả năng ổn định dẫn hướng chuyển động, lái nặng.
. Quá nóng ở vỏ giảm chấn.
. Có dầu chảy trên vỏ giảm chấn.
Phương pháp chẩn đoán:
- Bằng quan sát (hay dùng trong đăng kiểm xe):
+ Chảy dầu giảm chấn.
+ Gãy nhíp, lò xo
+ Rơ lỏng xô lệch các bộ phận
+ Biến dạng lớn ở các chỗ liên kết, thanh, đòn giằng.
+ Nát vỡ gối tỳ, ụ giảm va đập, ổ bắt cao su
+ Mài mòn lốp xe
+ Độ mất cân bằng bánh xe.
- Chẩn đoán trên đường: Đo độ ồn trong, độ ồn ngoài, thử trên mặt đường xấu./.
Nguồn: HoikysuotoVN.com
Nguyễn Hữu Tiến (st)